Ngay từ những ngày đầu năm 2025, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã bám sát chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An, Nghị quyết Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội huyện chủ động triển khai thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ chính trị được giao, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện kế hoạch tín dụng tổng nguồn vốn đến 10/02/2025 đạt 394.447 triệu đồng, tăng 20.751 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 5,55 %, trong đó Nguồn vốn Trung ương đạt 353.855 triệu đồng, chiếm 89,71% tổng nguồn vốn, tăng 9.637 triệu đồng so với đầu năm, Nguồn vốn địa phương 40.591 triệu đồng, chiếm 10,29 % tổng nguồn vốn, tăng 11.113 triệu đồng so với đầu năm.
Kết quả tín dụng phòng giao dịch được Chi nhánh giao tăng trưởng nguồn vốn TW là 9.637 triệu đồng, giao nguồn vốn tỉnh và nhận nguồn vốn ủy thác tại địa phương huyện 12.078 triệu đồng. Phòng giao dịch đã tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT huyện phân giao chỉ tiêu về cho các xã, thị trấn và tập trung thực hiện giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kết quả tổng doanh số cho vay đạt 25.664 triệu đồng, với 461 lượt khách hàng vay vốn. Tổng doanh số thu nợ 17.347 triệu đồng, chiếm 67,59% doanh số cho vay. Tổng dư nợ đạt 382.013 triệu đồng, với 6.507 khách hàng còn dư nợ, tăng 8.317 triệu đồng so với năm 2024, hoàn thành 96,84% kế hoạch dư nợ. Phòng giao dịch cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm được 146 lao động với số tiền 10.735 triệu đồng, trong đó đã hỗ trợ 1 lao động 100 triệu đồng làm sản phẩm ocoop cà na sấy dẻo xã Vĩnh Bình.
Kết cấu dư nợ một số chương trình theo mục đích sử dụng tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm bao gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay Hổ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Dư nợ các chương trình này là 221.099 triệu đồng, chiếm 57,87%. Tín dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt bao gồm: cho vay Học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay nhà ở xã hội, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay mua nhà trả chậm vùng ĐBSCL,…Dư nợ các chương trình này đạt 160.914 triệu đồng, chiếm 42,13%.
Về hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân kịp thời cho vay 151 hộ nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo hoàn trả vốn vay; tạo việc làm và duy trì mở rộng việc làm cho 146 lao động; hỗ trợ 29 học sinh sinh viên có điều kiện tiếp tục đến trường; xây dựng và sửa chữa 132 công trình nước sạch nhà vệ sinh góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguồn vốn cho vay tập trung đầu tư sản xuất nông nhiệp, chủ yếu là mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi với số tiền 221.099 triệu đồng. Các chương trình tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh, trật tự, an toàn xã hội, hạn chế, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen. Riêng nguồn vốn ngân sách huyện đã hổ trợ 35 lượt khách hàng vay vốn với tổng doanh số cho vay 1.563 triệu đồng; giải quyết cho 35 lao động có việc làm ổn định. Nguồn vốn tập trung chủ yếu là buôn bán, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn, hổ trợ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, nhà vệ sinh 1.000 triệu đồng tại địa bàn Thị trấn.
Song song với việc thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ, PGD phối hợp chặt chẽ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách được xếp loại tốt, một số chỉ tiêu có giảm nhưng vẫn giữ vững. Phòng giao dịch có 144 tổ TK&VV. Trong đó tổ xếp loại tốt 93,05%, loại khá 6,94%. Công tác ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt là các chương trình cho vay mới; duy trì chất lượng tín dụng, tổ chức hoạt động giao dịch xã; họp giao ban định kỳ kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Dư nợ ủy thác đạt 381.887 triệu đồng, chiếm 99,96%, với 6.504 hộ vay và 144 tổ TK&VV. So với năm 2024, dư nợ ủy thác tăng 8.317 triệu đồng; nợ quá hạn 482 triệu đồng, tỷ lệ 0,12%, tăng 20 triệu đồng so với năm 2024.

NHCSXH huyện tập huấn cho người dân (Ảnh: Mai Trang)
Thời gian tới Ngân hành CHXH huyện thường xuyên báo cáo, thỉnh thị, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW và các văn bản chỉ đạo có liên quan trong đó trọng tâm tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW và các văn bản liên quan về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Tham mưu UBND, Ban đại diện HĐQT chỉ đạo phối hợp Công an, chính quyền địa phương, Tổ chức CT-XH và tổ TK&VV thực hiện rà soát, xác nhận danh sách đối tượng đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn làm cơ sở phê duyệt cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg. Tiếp tục phối hợp với các ban ngành huyện vận động các nguồn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng gửi tiết kiệm qua NHCSXH để tạo thêm nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tiếp tục rà soát việc mở tài khoản của các cơ quan ban ngành huyện, xã. Đẩy mạnh giải ngân các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, giải ngân kịp thời người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn, đặc biệt là cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Đề án của UBND tỉnh. Phối hợp HĐT huyện, UBND cấp xã nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác; giữ vững chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, trong đó tập trung kiện toàn đội ngũ Ban quản lý tổ TK&VV đảm bảo năng lực, nhiệt tâm thực hiện tốt công tác ủy nhiệm; xử lý thu hồi các món vay 3 tháng không hoạt động, nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh; phối hợp Công an huyện rà soát tìm kiếm thong tin các trường hợp bỏ đi khỏi nơi cư trú; lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro năm 2025 theo đúng qui định.
Thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi số, ứng dụng Ngân hàng số, đẩy mạnh triển khai ứng dụng Mobile Banking, thanh toán số qua mã QR, ứng dụng quản lý tín dụng chính sách; thực hiện tốt chủ trương mở tài khoản an sinh xã hội, thu thập dữ liệu sinh trắc học và xác thực thông tin khách hàng. Tăng cường làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, trong đó tập trung tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của hộ vay trong việc gửi tiết kiệm tại tổ TK&VV; chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Đề án của UBND tỉnh;về vai trò hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong việc góp phần thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025./.
Mai Trang